5 Mô Hình Kinh Doanh Khách Sạn Phổ Biến Tại Việt Nam

5 Mô Hình Kinh Doanh Khách Sạn Phổ Biến Tại Việt Nam

08.10.2021

Kinh doanh khách sạn hiện nay đang là một trong những xu thế đầu tư bền vững, mang lại nguồn doanh thu ổn định được nhiều đơn vị tổ chức và cá nhân lựa chọn.

Kinh doanh khách sạn được xem là một mô hình kinh doanh bất động sản cao cấp với một công trình kiến trúc nhiều tầng, nhiều phòng và đều được thiết kế, trang bị những tiện nghi tối ưu theo từng mô hình. Về bản chất, mô hình này được mở ra với mục đích phát triển dịch vụ lưu trú của khách hàng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến hạng mục kinh doanh này, đồng thời đưa ra thông tin 5 mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam để mọi người cùng tham khảo.

Tìm hiểu khái niệm kinh doanh khách sạn

Như đã đề cập ở trên, kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống cùng một số dịch vụ khác. Ngành “công nghiệp không khói” – du lịch được đánh giá là bệ đỡ vững chắc và tạo điều kiện cho mô hình kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ngày càng phát triển. Đi kèm theo đó là một số tiện nghi khác như spa, karaoke, hồ bơi trong nhà, phòng tập thể thao,... được tích hợp để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và giải trí của khách hàng một cách tối đa.

Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống cùng một số dịch vụ khác

Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống cùng một số dịch vụ khác

5 mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, dựa vào các tiêu chí khác nhau mà khách sạn được chia thành các những mô hình kinh doanh có tính chất khác biệt. Mỗi hình thức sẽ có mục tiêu kinh doanh và đối tượng sử dụng khác nhau. Chính sự đa dạng này giúp cho hoạt động kinh doanh khách sạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, chính đơn vị đầu của cơ sở lưu trú cũng có thể tự định vị thương hiệu của mình trên thị trường nói chung. Sau đây là 5 mô hình khách sạn phổ biến ở Việt Nam.

Mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô

Theo thống kê, mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô (hay nói một cách đơn giản là theo số lượng phòng) chiếm ¾ trên tổng số khách sạn đang hoạt động tại nước ta. Theo đó, khách sạn được chia ra thành:

  • Khách sạn nhỏ: có từ 1-150 phòng;
  • Khách sạn vừa: có từ 151-400 phòng;
  • Khách sạn lớn: có từ 401-1500 phòng;
  • Khách sạn Mega: có trên 1500 phòng;

Mô hình khách sạn theo quy mô chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số khách sạn đang hoạt động tại Việt Nam

Mô hình kinh doanh khách sạn theo tính chất đặc thù

Về tính chất đặc thù, các mô hình khách sạn thể hiện rõ chức năng lưu trú đối với một bộ phận khách hàng nhất định. Cụ thể như:

  • Khách sạn thương mại (business hotel/city hotel hoặc commercial hotel): là dạng khách sạn tập trung chủ yếu tại các trung tâm của thành phố lớn hoặc thuộc tổ hợp các khu trung tâm thương mại, giải trí, vui chơi. Đối tượng khách hàng thường là những thương nhân, khách du lịch đến lưu trú một thời gian ngắn cho mục đích khác nhau (chẳng hạn như làm ăn, giao thương, đi chơi du lịch,...);
  • Khách sạn căn hộ (suite hotel/apartment/condotel): khách sạn theo dạng căn hộ là một trong những mô hình dịch vụ lưu trú được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Khách hàng sẽ thuê một căn hộ để lưu trú trong một thời gian tùy ý và trong căn phòng này được thiết kế đầy đủ các phòng chức năng như một căn hộ: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,... Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà họ có thể được bố trí tại các căn hộ có diện tích khác nhau;
  • Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): mô hình kinh doanh khách sạn theo hướng nghỉ dưỡng đã và đang được mở rộng tại nhiều vùng miền trong nước. Resort thường có vị trí ở các vùng đất rộng, thiên về thiên nhiên như ven biển, đảo, vịnh, thung lũng, cao nguyên,... Ví dụ như vùng biển từ Vũng Tàu ra đến Phan Thiết, Nha Trang và dọc theo các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta đều có những resort đẳng cấp, đầy đủ tiện nghi. Đối tượng du khách thường là những người có điều kiện kinh tế ổn định, mong muốn đi đến một nơi thoải mái để nghỉ ngơi và hòa mình vào thiên nhiên.
  • Khách sạn sân bay (airport hotel): đây là dạng khách sạn tọa lạc gần sân bay nội địa và quốc tế để phục vụ cho các hành khách đang quá cảnh, đợi chuyến bay hoặc nhân viên của đoàn bay đến nghỉ ngơi. Họ thường có thời gian lưu trú tương đối ngắn, thường chỉ ít hơn một ngày.

Bên cạnh đó còn có khách sạn bình dân (hostel, motel) để phục vụ cho những khách chỉ có nhu cầu lưu trú qua đêm. Chúng thường sẽ xuất hiện nhiều trên các đường quốc lộ, một số giao lộ của thành phố lớn.

Về tính chất đặc thù, các mô hình khách sạn thể hiện rõ chức năng lưu trú đối với một bộ phận khách hàng nhất định

Mô hình kinh doanh khách sạn theo chất lượng

Đây được xem là cách phân loại mô hình kinh doanh khách sạn được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Khi đề cập đến số sao của khách sạn, mọi người sẽ có thể hình dung ra được mức độ tiện nghi, vị trí, thiết kế nội ngoại thất, chất lượng dịch vụ đi kèm,... tại khách sạn đó. Có thể kể đến các mô hình như:

  • Khách sạn 1 sao (*);
  • Khách sạn 2 sao (**);
  • Khách sạn 3 sao (***);
  • Khách sạn 4 sao (****);
  • Khách sạn 5 sao (*****);

Khách sạn 4 sao và 5 sao được xem là mô hình có chất lượng cao cấp nhất

Mô hình kinh doanh khách sạn theo khả năng cung cấp dịch vụ

Mô hình khách sạn theo dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian lưu trú của mình. Cụ thể sẽ có những loại khách sạn như:

  • Khách sạn cao cấp (Luxury Hotel);
  • Khách sạn cung cấp đầy đủ tiện nghi (Full service hotel);
  • Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ có sự hạn chế (Limited service hotel);
  • Khách sạn bình dân (Economy hotel);

Mô hình khách sạn theo dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian lưu trú

Mô hình kinh doanh khách sạn theo mức độ liên kết

Mô hình kinh doanh khách sạn cũng được phân biệt thành 2 dạng:

  • Khách sạn độc lập: do một cá nhân hoặc tổ chức thành lập, tự đăng ký kinh doanh như một mô hình kinh doanh độc lập;
  • Khách sạn liên kết (tập đoàn): là một dạng mô hình kinh doanh được tập đoàn chủ quản đảm nhận vai trò quản lý. Tập đoàn có thể là một thương hiệu chuyên kinh doanh mô hình khách sạn, nhà nghỉ theo chuỗi cùng các dịch vụ liên quan; hoặc kinh doanh ở một lĩnh vực khác như xây dựng hay BĐS và chọn khách sạn như một nhánh kinh doanh trong hệ sinh thái của tập đoàn.

Đơn cữ, UHM HOTELS là một đơn vị kinh doanh khách sạn nằm trong hệ sinh thái của UHM Group nên được gọi là khách sạn theo dạng liên kết. Lĩnh vực hoạt động trọng tâm của UHM Group là: Tư vấn khởi tạo - Quản lý vận hành - Tái cấu trúc dự án cho các chuỗi khách sạn cao cấp, condotel, resort ở các quốc gia trên thế giới.

UHM HOTELS là một đơn vị kinh doanh khách sạn nằm trong hệ sinh thái của UHM Group

Tình hình kinh doanh khách sạn tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, các mô hình kinh doanh địa điểm lưu trú như khách sạn cao cấp, nhà nghỉ, homestay được đánh giá là có những bước khởi sắc đáng mong đợi nhờ tác động tích cực từ ngành du lịch nói chung. Bên cạnh đó, sự phát triển này cũng tạo ra tính cạnh tranh giữa các mô hình cùng phân khúc. Điều này đòi hỏi những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng cần phải tìm hiểu và nỗ lực hơn nữa để thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh khách sạn.

Có nên kinh doanh khách sạn hay không?

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì việc tạo ra lợi nhuận từ các mô hình kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn nói chung được nhận xét là khó có thể thực hiện khi tình hình dịch bệnh kéo dài. Nhằm kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương, chỉ thị giãn cách xã hội đã được đưa ra. Các cơ sở lưu trú buộc phải đóng cửa và tạm ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người. Điều này đã tác động không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh khách sạn nếu chỉ cố gắng để hoạt động cầm chừng.

Song, làn sóng này cũng làm cho nhiều người đặt ra câu hỏi “Có nên kinh doanh khách sạn hay không?”. Trên thực tế, vấn đề dịch bệnh ảnh hưởng là điều không ai mong muốn và khi mọi thứ dần trở lại ổn định thì ngành dịch vụ du lịch – lữ hành và khách sạn, resort chắc chắn sẽ vươn mình mạnh mẽ bởi nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi của khách hàng chưa bao giờ giảm. Nhất là trong những thời điểm mọi người đã “bị cầm chân” một thời gian quá lâu như thế này, việc mong muốn ra ngoài để hít thở khí trời và thư giãn là điều dễ hiểu. Theo dự đoán, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trước Tết Nguyên Đán thì vào Quý I và Quý II năm 2022 sẽ là thời điểm bùng nổ của ngành du lịch nói chung và mảng kinh doanh khách sạn nói riêng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chủ đề kinh doanh khách sạn hiện nay cùng những mô hình khách sạn phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng rằng mọi người đã có những cái nhìn tổng quát về vấn đề này.