Tái cấu trúc doanh nghiệp là một trong những vấn đề nóng hổi đã và đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là một trong những vấn đề nóng hổi đã và đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
Tái cấu trúc doanh nghiệp (Restructuring) được hiểu là việc tổ chức và sắp xếp lại dựa trên kết cấu trước đây nhằm khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong bản thể doanh nghiệp và xây dựng những đường hướng phát triển mới. Một kế hoạch tái cấu trúc thường sẽ bao quát tất cả các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, đội ngũ nhân lực, kế hoạch kinh doanh,... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến những lý do tại sao nên thực hiện tái cấu trúc cho doanh nghiệp cũng như 6 dấu hiệu cho thấy việc doanh nghiệp tái cấu trúc là cần thiết.
Tại sao cần thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là việc cần phải thực hiện trong một tổ chức với mục đích chính là thiết lập một mô hình kinh doanh mới, nâng cao hiệu suất công việc và hiệu quả kinh doanh. Từ đó cải thiện doanh số, phát triển khả năng cạnh tranh trên thị trường nói chung. Hành động tái cấu trúc được xem như một khoảng thời gian “lặng” giúp doanh nghiệp cân nhắc về tầm nhìn chiến lược cũng như kế hoạch để chấn chỉnh lại toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời loại bỏ những chi phí không cần thiết, tránh lãng phí tối đa trong quy trình vận hành.
Tại sao cần thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp?
Ngoài ra, tái cấu trúc cũng cần nhận định rõ về việc phát triển nguồn nhân lực cho những hoạt động cốt lõi, tạo điều kiện phân bổ cho các chiến lược phát triển nói chung. Điều này có thể dẫn đến việc cải thiện khả năng tạo ra lợi nhuận. Điều này có thể giúp thương hiệu cũng như sản phẩm có cơ hội mở rộng quy mô và dĩ nhiên xa hơn nữa là tạo ra những khoản đầu tư đáng kể để ngày càng phát triển hơn trong kế hoạch dài hạn.
6 dấu hiệu cho thấy cần tái cấu trúc doanh nghiệp
Nếu nhắc đến nhu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp, một số nhu cầu có thể kể đến sẽ là hy vọng về sự phát triển nhanh về nguồn lực hoặc quy mô, khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, sự cạnh tranh, tạo dựng văn hóa doanh nghiệp,... Trên thực tế, đối với những doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có đà phát triển ổn định thì cũng không nhất thiết phải thực hiện tái cấu trúc ngay.
Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp nhận thấy mình gặp phải những vấn đề tương tự 6 dấu hiệu như dưới đây thì cần cân nhắc về việc tái cấu trúc càng sớm càng tốt. Cụ thể như sau.
Doanh thu giảm và tăng trưởng kém
Các số liệu trong báo cáo tài chính hẳn là căn cứ xác thực nhất về việc doanh thu của công ty đang đi xuống. Điều này cũng là dấu hiệu đầu tiên mà doanh nghiệp cần cân nhắc và thực hiện tái cơ cấu. Doanh thu giảm đồng nghĩa với việc những hoạt động kinh doanh không đảm bảo cấu trúc lợi nhuận, nếu không được điều chỉnh trở lại thì nguy cơ cao doanh nghiệp sẽ lâm vào những tình huống khó khăn như không xoay vốn kịp, nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ lương nhân viên,.... Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp có thể giúp xác định nguyên nhân và giải quyết chúng một cách tuần tự và hiệu quả.
Các số liệu trong báo cáo tài chính hẳn là căn cứ xác thực nhất về việc doanh thu của công ty đang đi xuống
Tăng trưởng kém cũng phản ánh chân thực nhất tình hình doanh nghiệp hiện tại. Có thể, công ty vẫn đang duy trì được thị phần và có mức lợi nhuận tương đối ổn định, tuy nhiên đó có thể không đi đúng với những gì mà doanh nghiệp đã đặt ra ngay từ ban đầu, cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Lúc này, điều chỉnh tái cấu trúc (có thể không cần thiết tái cấu trúc toàn diện mà chỉ thay đổi một phần nào đó) là một quyết định hợp lý.
Cấu trúc doanh nghiệp cồng kềnh
Cơ cấu doanh nghiệp được ví như xương sống của một tổ chức và nó đặc biệt ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động liên quan. Cấu trúc doanh nghiệp không có được kết quả như mong muốn có thể xuất phát từ lãnh đạo yếu kém, không nắm được những vấn đề cần phải xử lý dẫn đến khâu giải giải quyết nội bộ chậm trễ. Hoặc từ đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm, thiếu sáng tạo hoặc tinh thần hết mình vì công việc.
Việc phân bổ nhân lực không phù hợp cũng sẽ gây ra lãng phí nguồn nhân lực và cả tài chính của công ty
Bên cạnh đó, việc phân bổ nhân lực không phù hợp cũng sẽ gây ra lãng phí nguồn nhân lực và cả tài chính của công ty. Trong trường hợp cấu trúc nhân sự rời rạc, chồng chéo và không thể vận hành hiệu quả thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một phương án cần thực hiện để đạt được tiềm năng thực sự.
Chi phí hoạt động quá cao
Chi phí hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng để cho thấy một doanh nghiệp hoạt động có ổn định hay không. Nếu hoạt động chi tiêu của một tổ chức cao hơn chi phí kiếm được trong một khoảng thời gian xác định. Chi phí hoạt động bội chi có thể là hệ quả của một cấu trúc doanh nghiệp không ổn định, doanh nghiệp chịu thua lỗ vì những khoản chi không cần thiết,...
Chi phí hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng để cho thấy một doanh nghiệp hoạt động có ổn định hay không
Chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm của ngành hàng tiêu dùng đặt ra mục tiêu sẽ phân phối hàng hóa trong vòng 3 tháng thì sẽ có lãi. Song thực tế thì cần đến 6 tháng mới bán ra hết số hàng đó. Điều này dẫn đến chi phí lưu kho, chi phí nhân công tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu và đương nhiên lợi nhuận sẽ giảm. Lúc này, tái cấu trúc là hành động cần thiết để kéo doanh nghiệp khỏi “vũng lầy” hiện tại và cải thiện tình trạng.
Dòng tiền thiếu hụt
Không ngoa khi so sánh dòng tiền với “dòng máu” của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Thế nên khi vấn đề này diễn ra thường xuyên thì doanh nghiệp cần cân nhắc về việc tái cấu trúc. Vì trong trường hợp doanh nghiệp không có dòng tiền ổn định sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, xếp hạng tín dụng với các nhà cung cấp. Điều này sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh và gián tiếp khiến hoạt động của doanh nghiệp đi xuống.
Dòng tiền thiếu hụt có thể là do hoạt động đầu tư vào những khoản khác không hiệu quả
Dòng tiền thiếu hụt có thể là do hoạt động đầu tư vào những khoản khác không hiệu quả. Đầu tư dàn trải hoặc đầu tư vào những lĩnh vực không thuộc chuyên môn có sẽ dẫn đến tình trạng dòng tiền khó luân chuyển và bị ứ đọng. Các dự án này có thể gặp vấn đề khó khăn trong thoái vốn khi doanh nghiệp không có kế hoạch thoái vốn rõ ràng hoặc trong trường hợp tình hình kinh tế biến động tiêu cực.
Hạn chế về mặt chiến lược
Chiến lược, dù cho là về phương diện nào, chiến lược kinh doanh, chiến lược quảng bá hình ảnh, chiến lược đầu tư,... đều cần phải được xác định và thực hiện theo một đường hướng mang tính thống nhất. Trong chiến lược, người ta sẽ biết được mình cần phải làm những gì, cần phải tránh những gì, cần phải cân nhắc vấn đề phát sinh nào,...
Nếu một doanh nghiệp thiếu chiến lược thì họ chắc chắn sẽ không thể hoạt động hiệu quả
Nếu một doanh nghiệp thiếu chiến lược thì họ chắc chắn sẽ không thể hoạt động hiệu quả. Những thay đổi của thị trường, cạnh tranh từ đối thủ, thiếu nguồn khách hàng,... sẽ làm cho doanh nghiệp “chao đảo” và rất dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Để tránh gặp phải vấn đề này, tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ là một giải pháp thích hợp. Doanh nghiệp sẽ có thời gian suy nghĩ về chiến lược, mảng hoạt động chủ đạo, những yếu tố có thể giúp doanh nghiệp vươn lên,...
Một số điều kiện bất khả dĩ
Bên cạnh những yếu tố tồn tại bên trong khiến doanh nghiệp cần tái cấu trúc thì cũng có một số trường hợp gọi là bất khả kháng. Tức là, ngoài lựa chọn phương pháp tái cấu trúc doanh nghiệp thì không còn cách nào khác. Đơn cử là các vấn đề liên quan đến chiến tranh, dịch bệnh, môi trường pháp lý thay đổi,... Cụ thể, để doanh nghiệp vận hành ổn định trở lại sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid 19 thì việc sắp xếp lại tổ chức vận hành là điều cần thiết.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến lý do cần thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như 6 biểu hiện cho thấy doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động này càng sớm càng tốt. Hy vọng nguồn thông tin này sẽ hữu ích đối với mọi người!