Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp - Việc Nhất Định Phải Làm Để Phát Triển

Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp - Việc Nhất Định Phải Làm Để Phát Triển

02.11.2021

Phương án tái cấu trúc doanh nghiệp được đánh giá là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.

Phương án tái cấu trúc doanh nghiệp được đánh giá là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một thuật ngữ không quá xa lạ với xã hội phát triển ngày nay. Đối với các doanh nghiệp đang trì trệ, vận hành khó khăn thì đây được xem là cách để vượt qua khó khăn hiện tại và vươn mình trở lại, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường. trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến khái niệm tái cấu trúc trong doanh nghiệp cũng như một số vấn đề liên quan để mọi người cùng theo dõi và bình luận.

Khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp được hiểu là quá trình kiểm tra và sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp với mục tiêu thay đổi cấu trúc vận hành và các phương thức quản lý liên quan. Từ đó, phát huy điểm mạnh, rút kinh nghiệm điểm yếu để cải thiện tình hình hoạt động của công ty trong tương lai.

Khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Về bản chất, việc tái cấu trúc có thể áp dụng cho một phòng ban nào đó trong doanh nghiệp (chẳng hạn như bộ máy vận hành, bộ máy nhân sự, bộ máy kinh doanh,...) hoặc cho toàn bộ doanh nghiệp ấy. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cho phép của doanh nghiệp. Đơn cữ, nếu một doanh nghiệp đang có vấn đề về chiến lược kinh doanh, thâm nhập thị trường mới và các bộ phận khác vẫn hoạt động ổn định thì chỉ cần xem xét và tái cấu trúc, thực hiện một số thay đổi tại bộ phận này.

Song, trên thực tế thì người đứng đầu doanh nghiệp cần phân định rõ khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp và tái lập vì chúng dễ gây nhầm lẫn. Trong khi tái cấu trúc là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các yếu tố bên trong doanh nghiệp dựa trên định hướng chiến lược mục tiêu rõ ràng thì tái lập lại là sự tái thiết tận gốc và tạo ra một nền tảng mới hoàn toàn cho doanh nghiệp, thậm chí cả việc thay đổi tầm nhìn hay sứ mệnh.

Tại sao phải tái cấu trúc doanh nghiệp?

Vậy tại sao lại phải tái cấu trúc doanh nghiệp? Khi nào thì cần cân nhắc thực hiện kế hoạch này?

Tại sao phải tái cấu trúc doanh nghiệp?

Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định, có nguồn tài chính tốt thì dĩ nhiên không cần thiết để tái cấu trúc. Kế hoạch tái cấu trúc công ty là hình thức thay đổi dành cho các cơ sở hoạt động đang gặp khó khăn, trì trệ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do ảnh hưởng không mấy tích cực từ chiến lược kinh doanh kém hiệu quả, nhân lực không đáp ứng nhu cầu hoặc không có sự liên kết phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần phải triển khai việc tái cấu trúc càng sớm càng tốt. Cụ thể chia làm 4 nhóm dấu hiệu như sau:

  • Dấu hiệu nhóm bề mặt: đây là những biểu hiện của nguy cơ hoạt động không hiệu quả dễ nhận thấy nhất. Chẳng hạn như doanh số giảm, thị phần bị thu hẹp, tiến trình vận hành không khởi sắc,...
  • Dấu hiệu nhóm cận mặt: thường là những vấn đề liên quan trực tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh chẳng hạn như thiếu sự trao đổi giữa các bộ phận trong công ty, chính sách kinh doanh sản phẩm không rõ ràng, chất lượng sản phẩm kém, phương thức tiếp thị không hiệu quả, công nợ nhiều,...
  • Dấu hiệu nhóm lớp giữa: những dấu hiệu này nếu xét trên thực tế sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được điều chỉnh kịp thời thì có thể tác động gián tiếp và làm cho các hạng mục công việc trong doanh nghiệp bị trì trệ. Chẳng hạn như như lực yếu kém, người lãnh đạo không có khả năng quản lý, cơ chế phân quyền có vấn đề.
  • Dấu hiệu nhóm lớp sâu: là những biểu hiện được đánh giá là khó nhận biết nhất vì nó phụ thuộc vào ban quản trị cấp cao tại mỗi doanh nghiệp cụ thể. Nếu một doanh nghiệp có triết lý kinh doanh, mục tiêu ngắn hạn – dài hạn, xu hướng văn hóa,... sai lệch thì nó sẽ trở thành những nguy cơ tiềm ẩn, có thể tác động tiêu cực đến đường hướng phát triển chung của công ty.

Kế hoạch tái cấu trúc công ty là hình thức thay đổi dành cho các cơ sở hoạt động đang gặp khó khăn, trì trệ

5 bước cơ bản trong kế hoạch tái cấu trúc công ty

Đối với những doanh nghiệp đang cần tái cấu trúc thì câu hỏi đặt ra lúc bấy giờ là làm thế nào để triển khai vấn đề này và các bước thực hiện ra sao. Và dưới đây là 5 bước trong tái cấu trúc doanh nghiệp mà mọi người có thể tham khảo.

Xác định tình trạng của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại

Trong cả quá trình triển khai phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, việc xác định một cách rõ ràng về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp là một bước đi bắt buộc và mang tính định hướng cao. Những người đứng đầu doanh nghiệp nói chung cần nắm rõ về các số liệu, thống kê về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó phát hiện ra những sai phạm, lỏng lẻo trong lúc lên kế hoạch và cả giai đoạn thực hiện để rút kinh nghiệm cho việc tái cấu trúc.

Sau khi đã biết được vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp đang gặp phải, những nhà lãnh đạo sẽ bắt đầu họp bàn, đưa ra mục tiêu và phạm vi cụ thể cho việc tái cấu trúc. Riêng ở hạng mục mục tiêu, người thực hiện tái cấu trúc cần phân định rõ ràng mục tiêu chung và mục tiêu cho từng nhóm – từng bộ phận. Lưu ý rằng, phạm vi tái cấu trúc doanh nghiệp trong bảng kế hoạch cần phải bao trùm toàn bộ những lỗ hổng liên quan đến hệ thống cũng như cách thức vận hành. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, vấn đề tái cấu trúc toàn bộ hay từng phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch chi tiết

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một tiến trình gồm nhiều yếu tố tác động khác nhau và liên quan đến 1 chủ thể duy nhất – đó là doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là bất cứ chi tiết nào cũng có thể ảnh hưởng đến chủ thế ấy. Do vậy, việc đề ra kế hoạch chi tiết thực sự là việc vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, mỗi bước đều phải thực hiện đúng trình tự nên doanh nghiệp càng phải chú ý đến những lĩnh vực có thể triển khai sớm để mang đến kết quả thay đổi tối ưu nhất cho tình trạng cấp bách mà doanh nghiệp đang phải đối diện.

Việc đề ra kế hoạch chi tiết thực sự là việc vô cùng quan trọng

Xác lập phương hướng tiếp cận

Chọn đúng phương hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc cải thiện hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp sẽ được thực hiện nhanh chóng. Ngoài ra, hướng tiếp cận sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định chiến lược mục tiêu trong thời gian tới.

Triển khai kế hoạch tái cấu trúc theo từng bước

Sau khi đã có được bản kế hoạch tái cấu trúc hoàn chỉnh thì doanh nghiệp có thể tiến hành triển khai từng bước một và kiểm tra hiệu quả, không nên quá vội vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả. Việc liên tục kiểm tra, đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp nhận định được vấn đề triển khai này đã đúng hướng hay chưa, có cần điều chỉnh thêm ở đâu không.

Vận hành hệ thống mới và triển khai đánh giá định kỳ

Khi doanh nghiệp đã thực hiện 4 bước trên thì sẽ đến bước cuối cùng trong tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp – đó là vận hành hệ thống theo phiên bản mới. Ban lãnh đạo sẽ có nhiệm vụ đánh giá và xem xét định kỳ vấn đề tái cấu trúc này để đưa ra nhận định xem đây có phải là một kế hoạch tái cấu trúc thành công hay không, mang đến những điều gì cho doanh nghiệp.

Vận hành hệ thống mới và triển khai đánh giá định kỳ

Trên đây là những chia sẻ của UHM Hotels về khái niệm và một số vấn đề liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Hi vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đến kế hoạch tái cấu trúc để cải thiện vận hành các phòng ban, mang đến lợi nhuận kinh tế cao.